1. Lĩnh vực sản xuất dược phẩm:
Viên nang mềm:
Viên nang mềm là dạng thuốc được phân liều chính xác và được bào chế dưới dạng
thích hợp (dung dịch, bột, hạt) đựng trong vỏ nang làm bằng gelatin hay tinh
bột. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che giấu được mùi vị khó chịu, làm cho
thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị
phá huỷ. Vì vậy, không nên nhai để tránh làm hỏng vỏ nang, không tách bỏ vỏ
nang để lấy phần dược chất bên trong để uống.
Viên nang mềm là sản phẩm có yêu cầu rất cao về kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ với
mức đáp ứng lần lượt là 35% và 180C. Trong quá trình chế biến loại dược phẩm
này, việc xử lý ẩm sẽ tập trung tại khâu sản xuất (cụ thể tại máy sản xuất viên
nang) và khâu sấy viên nang. Máy xử lý ẩm phù hợp cho trường hợp này là dòng
máy có kèm theo chức năng điều chỉnh nhiệt độ.

Khâu sản xuất viên nang mềm:
Trong khâu này, yêu cầu kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ lần lượt là 35% và 180C.
Dòng khí khô sau khi được hút hơi ẩm tại máy xử lý ẩm sẽ được thổi trực tiếp
vào máy sản xuất viên nang, tạo ra môi trường không khí khô cục bộ quanh khu
vực đặt máy. Có thể bố trí máy xử lý ẩm ở trong hoặc ngoài phòng sản xuất.

Máy sản xuất viên nang mềm
Khâu sấy viên nang mềm:
Viên nang mềm sau khi sản xuất sẽ được đưa vào phòng sấy trên những khay đựng
thường được làm bằng nhựa có khe hở ở hai bên để tiến hành sấy khô sản phẩm.
Đây là khâu yêu cầu rất cao về độ ẩm cũng như nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá
thấp cũng sẽ làm cho lớp màng bên ngoài viên nang không đủ cứng và dẫn đến hiện
tượng tan chảy ở bề mặt sản phẩm. Cụ thể, độ ẩm phải được kiểm soát không vươt
quá 25% và nhiệt độ được duy trì ở mức 220C.
Khu vực sấy viên nang mềm có kích thước không lớn. Máy xử lý ẩm (thường được
đặt bên ngoài phòng sấy hơn là bên trong) sẽ dẫn không khí khô đã được hút ẩm
vào trong phòng và phân bố đều khắp mọi nơi.
Việc tính toán công suất và các thông số kỹ thuật khác để lựa chọn máy xử lý ẩm
phù hợp được dựa vào:
• Số lượng sản phẩm cần sấy (tính bằng đơn vị khay đựng).
• Thời gian sấy.
• Số cửa ra vào.
• Tầng suất mở cửa.
• Vật liệu thi công phòng sấy…
Khu vực sấy viêm nang mềm
Viên sủi:
Viên sủi là một trong những dạng viên pha dung dịch hay hỗn dịch dùng để uống
hoặc dùng ngoài. Nó có ưu điểm là dùng thích hợp cho những người khó nuốt viên
nén, giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất. Tuy nhiên nó cũng có nhược
điểm là viên phải được điều chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm do chứa
một lượng muối kiềm khá lớn (natri carbonat, natri hydrocarbonat, kali
carbonat) nên viên sủi không dùng cho người kiêng muối, một số trường hợp viên
sủi gây kiềm hoá máu làm ảnh hưởng đến hấp thu 1 số chất.
Giống như viên nang mềm, viên sủi cũng là sản phẩm có yêu cầu rất cao về kiểm
soát độ ẩm và nhiệt độ. Trong quá trình chế biến loại dược phẩm này, việc xử lý
ẩm sẽ tập trung tại khâu sấy và khâu dập viên. Máy xử lý ẩm phù hợp cho trường
hợp này là dòng máy có kèm theo chức năng điều chỉnh nhiệt độ.
Khâu sấy viên sủi:
Bột sủi được sấy bằng mấy sấy tầng sôi, yêu cầu chung về độ chứa hơi cho bột
sủi sau khi sấy và trước khi đưa vào dập viên là 3.5g/kg không khí khô. Máy xử
lý ẩm sẽ được đặt bên ngoài máy sấy, sau đó cung cấp khí khô đã được hút ẩm vào
trong buồng sấy cho tới khi nào độ ẩm của bột sủi đạt yêu cầu (lưu ý ở đây độ
ẩm tương đối trong nội thân sản phẩm). Khi bột sủi đạt yêu cầu về độ ẩm tương
đối thì sẽ được đưa đến khu vực dập viên.

Khâu dập viên sủi:
Đây là khâu yêu cầu rất cao về kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ. Cụ thể, độ ẩm phải
được kiểm soát không vươt quá 25% và nhiệt độ được duy trì ở mức 220C. Máy xử
lý ẩm thường được đặt bên ngoài khu vực dập viên và đưa không khí khô đã được
hút ẩm trực tiếp tới máy dập viên. Sản phẩm viên sủi sẽ được cho vào hộp đóng
kín để ngăn không cho hơi ẩm bám vào và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Máy dập viên sủi và sản phẩm hoàn chỉnh
Lĩnh vực công nghiệp sơn:
Đây cũng là ngành có yêu cầu cao về kiểm soát độ ẩm. Cụ thể, độ ẩm không được
vươt quá 60% và nhiệt độ được duy trì ở mức 320C.
Bề mặt kim loại trước khi sơn phải được làm sạch, sau khi làm sạch phải kiểm
soát độ ẩm bề mặt để tránh rỉ sét ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Thông thường
các thiết bị sơn cần được kiểm soát độ ẩm sẽ được bọc kín bằng lớp bạc (thường
là nhựa hoặc vải kín), sau đó bơm khí khô đã qua xử lý ẩm vào bề mặt sản phẩm
để duy trì độ ẩm yêu cầu.

Bảo quản bề mặt trước khi sơn
3. Lĩnh vực bảo quản kim loại:
Bảo quản động cơ:
Những loại động cơ cần được kiểm soát độ ẩm như: động cơ máy bay, động cơ tàu
thủy… Những động cơ này sẽ được đặt trong phòng bảo quản, các máy xử lý ẩm sẽ
được đặt bên ngoài và được bố trí đều để cung cấp không khí khô vào buồng chứa.
Với động cơ, chỉ cần kiểm soát độ ẩm, không có yêu cầu về nhiệt độ cần duy trì,
vì vậy máy xử lý ẩm phù hợp cho trường hợp này là dòng
máy không có chức năng điều chỉnh nhiệt độ, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho
máy. Cụ thể, độ ẩm không được vươt quá 60% và nhiệt độ bằng với môi trường bên
ngoài.

Các loại động cơ
Bảo quản vật liệu kim loại:
Những vật liệu làm bằng kim loại khi gặp độ ẩm cao sẽ bị rỉ sét, đặc biệt là
các sản phẩm được gia công bằng công nghệ chính xác CNC nếu bị rỉ sét sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng. Vì vậy, đối với sản phẩm dạng này phải đảm bảo
kiểm soát độ ẩm theo yêu cầu, thường là không vượt quá 60%.

Kim loại bị rỉ sét
4. Bảo quản hạt giống:
Hạt giống có đặc tính dễ hút ẩm, khi gặp môi trường có độ ẩm cao sẽ rất dễ bị
ẩm mốc dẫn đến hư hỏng hoặc nảy mầm sớm. Xử lý ẩm công nghiệp thường được ứng dụng ở khâu bảo quản hạt
giống. Cụ thể, độ ẩm không được vươt quá 60% và nhiệt độ không được vượt quá
220C. Máy xử lý ẩm công nghiệp phù hợp cho trường hợp này là dòng máy
có chức năng điều chỉnh cả độ ẩm và nhiệt độ.

Các loại hạt giống
5. Ngành sản xuất chocolate, bánh phủ chocolate:
Trong quá trình chế biến chocolate và bánh phủ chocolate, máy xử lý ẩm công nghiệp
thường được áp dụng ở khâu sấy sản phẩm. Tương tự như viên nang mềm,
độ ẩm quá cao hay quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến lớp phủ bề mặt chocolate. Yêu
cầu độ ẩm dành cho chocolate và sản phẩm làm từ chocolate không vượt quá 35% và
nhiệt độ không vượt quá 200C.
PAN