1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Năm 1956 nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển Carl
Munters đã sáng chế ra rotor hút ẩm kiểu tổ ong sử dụng chất hút ẩm là
liti clorua. Đến năm 1961, rô to hút ẩm sử dụng chất hút ẩm là silicagen cũng
được chế tạo. Với nhiều tính năng ưu việt hơn những loại máy trên, máy hút ẩm
với rô to tổ ong đã nhanh chóng phát triển và chiếm ưu thế trong khu vực điều
tiết độ ẩm ở áp suất bình thường.
2. CẤU TẠO BÁNH RÔ TO HÚT ẨM
Rôto hút ẩm gồm hai phần chính đó là phần vật liệu mang cấu
trúc tổ ong và chất hút ẩm ( có thể là liti clorua ở dạng rắn,
silicagen hoặc rây phân tử ( molecular sieve). Các chất hút ẩm có thể được tẩm,
hoặc phủ lên vật liệu mang tùy thuộc vào công nghệ và vật liệu, nhưng phải đảm
bảo tốt hai yếu tố sau:
- Hút và nhả ẩm nhanh
- Kết bám tốt với vật liệu mang
Chất hút ẩm trong rô to không cần thay thế trong quá trình
sử dụng do độ bền cao, tuổi thọ dao động từ 5 năm đến 20 năm, năng suất hút ẩm
giảm không đáng kể chỉ khoảng 15% sau 5 năm. Năng suất hút ẩm có thể giảm mạnh
khi tiếp xúc liên tục với các chất bám dính có thể bao phủ bề mặt làm việc của
chất hút ẩm như khói thuốc lá, hơi keo …

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY HÚT ẨM HẤP THỤ
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy hút ẩm hấp thụ được trình bày bên dưới:

1. Lưới
lọc
2. Bộ sấy khí
3. Dây đai truyền
động
4. Động cơ truyền động của rô
to
5. Bánh rô
to
6. Vách ngăn
7. Quạt khí hoàn
nguyên
8. Quạt khí công tác
Không khí cần máy xử lý ẩm công
nghiệp được quat 8 hút qua rô to 5 ở khoang công tác để hơi ẩm sẽ
chuyển từ dòng khí sang chất hút ẩm trong rô to nhờ có sự chênh áp suất hơi
nước. Phần rô to mới hút ẩm nhờ động cơ 4 sẽ quay sang khoang hoàn nguyên, thực
hiện việc tiếp xúc với dòng khí hoàn nguyên nóng từ bên ngoài được quạt 7 hút
qua bộ sấy khí 2 để chuyển ẩm ngược lại. Phần rô to sẽ trở nên khô và tiếp tục
quay sang khoang công tác để tiếp tục chu trình tiếp theo, còn không khí ẩm
được thổi ra ngoài trời. Vách ngăn 6 chi rô to thành hai khoang riêng biệt:
khoang công tác và khoang hoàn nguyên, với tỉ lệ diện tích bề mặt giữa hai
khoang này thông thường là 3:1. Động cơ truyền động 4 giúp rô to quay chậm với
vận tốc khoảng từ 8 đến 20 vòng trong một giờ.
Ngô Quang Bình